Hợp tác giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa

Hợp tác giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa

Ả-rập Xê-út là đối tác quan trọng của Việt Nam ở khu vực Trung Đông. Sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út không ngừng được thúc đẩy, mở rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác giữa hai nước vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng. Do vậy, rất cần những giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác trong tương lai.

THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ Ả-RẬP XÊ-ÚT

Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại

Hợp tác giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa

Trong thời gian qua, quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út đã được chú trọng phát triển. Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa hai nước năm 2017 đạt hơn 1,7 tỷ USD, giảm còn 1,431 tỷ USD năm 2018 trước khi tăng lên 1,534 tỷ USD năm 2019. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng năm 2020, kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa hai nước không sụt giảm, mà còn tăng nhẹ lên mức 1,549 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ả-rập Xê-út đạt 351,402 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 1,198 tỷ USD.

Cơ cấu mặt hàng trao đổi thương mại giữa hai nước tương đối phù hợp, có tính chất bổ sung cho nhau. Nếu như Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh, như: điện thoại di động, sản phẩm dệt may, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ…, thì Ả-rập Xê-út xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất và sản phẩm hóa chất, phân bón các loại...

Đánh giá về cán cân thương mại giữa hai nước, thì Việt Nam đang nhập siêu khá lớn. Nguyên nhân là do Việt Nam nhập khẩu số lượng và giá trị lớn các mặt hàng từ Ả-rập Xê-út. Trước tình hình đó, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu vẫn chưa tăng trưởng mạnh như kỳ vọng. Nguyên nhân là do thị trường Ả-rập Xê-út có yêu cầu về chất lượng sản phẩm rất khắt khe. Điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm với nhóm hàng nông sản của Ả-rập Xê-út rất cao, trong khi chất lượng hàng hóa nông sản của nước ta còn chưa cao. Trước đó, tháng 01/2018, Ả-rập Xê-út áp dụng lệnh tạm ngừng nhập khẩu thủy sản có xuất xứ từ Việt Nam sau khi đoàn thanh tra thực tế của Tổng cục Thực phẩm và Dược phẩm Ả-rập Xê-út (SFDA) đến Việt Nam làm việc và kết luận một số cơ sở sản xuất, chế biến tôm và cá tra của Việt Nam không đảm bảo được các yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh. Phải đến hơn 2 năm sau đó, khi doanh nghiệp Việt Nam tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc khắc phục hạn chế, tồn tại, ngày 8/9/2020, Đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại Việt Nam có công hàm gửi các cơ quan chức năng phía Việt Nam thông báo ý kiến của SFDA cho phép 12 doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt vào thị trường Ả-rập Xê-út (Thu Phương, 2020).

Sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út không ngừng được thúc đẩy, mở rộng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa.

Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực đầu tư

Trong lĩnh vực đầu tư, một số tập đoàn lớn của Ả-rập Xê-út, như: Kingdom Holdings, Thép Zamil… đã có mặt tại Việt Nam. Các doanh nghiệp của Ả-rập Xê-út đa phần có năng lực tài chính mạnh, tuy nhiên, đầu tư của các doanh nghiệp Ả-rập Xê-út vào Việt Nam còn rất ít, mặc dù Việt Nam có nhiều chính sách khuyến khích, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2020, Ả-rập-Xê-út có 6 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 2,37 triệu USD, đứng thứ 89/139 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam (Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2020).

 

Nguồn: kinhtevadubao.vn

Biên tập: VietnamArab.net

Nguồn:

Biên tập::

Tags