Quy trình chứng nhận Halal tại Việt Nam (2022)

Quy trình chứng nhận Halal tại Việt Nam (2022)

Thị trường thực phẩm Halal được đánh giá rất tiềm năng với dân số khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản, thực phẩm của Việt Nam hiện nay. Tiềm năng phát triển thị trường này của Việt Nam sẽ ngày càng rộng mở hơn khi các doanh nghiệp đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn của Halal.

Vậy làm thế nào để được chứng nhận Halal? Quy trình chứng nhận Halal được thực hiện như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

 

Định nghĩa chứng nhận Halal

Halal theo tiếng Ả rập có nghĩa là hợp pháp hay hợp quy (được phép) chỉ về quy chuẩn tôn giáo mang tính phù hợp về chuẩn mực và giá trị của đạo Hồi, sự hợp pháp ở đây phải theo chuẩn của Kinh Qur’an.

Trái ngược với Halal (hợp pháp) chính là Haram là không cho phép (không được phép, kiêng kị), sự không cho phép, kiêng kị ở đây cũng phải theo quy chuẩn của kinh Qur’an. Ngoài ra, còn một số vật hoặc hành động không được xác định rõ ràng là Halal hay Haram sẽ được cho là Mashbooh (Nghi ngờ).

Chứng nhận Halal là xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và hội đủ điều kiện trong sản xuất và đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn Halal.

Theo người Hồi giáo, Halal và Haram bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Không đơn thuần là trong các lĩnh vực thực phẩm hay thuốc chữa bệnh. Mà còn bao quát các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,… đều phải dựa trên Thiêng luật này.

Đạt chứng nhận Halal, doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường thế giới?

Nhiều chuyên gia nhận định: “Đây là thị trường rất tiềm năng, là cửa ngõ của thế giới. Khi vào được thị trường Trung Đông sẽ vào được thị trường châu Âu, châu Mỹ. Khi vào được thị trường Trung Đông mặc định sản phẩm là chất lượng, sản phẩm đạt được tiêu chuẩn Halal sẽ đi được thế giới.”

Thị trường thực phẩm Halal với mức doanh thu hàng năm hàng nghìn tỷ USD và dự kiến tiêu dùng trong tương lai sẽ tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là các nhóm sản phẩm có lợi thế của Việt Nam như trà, thủy sản hay các sản phẩm nông sản. Để nắm cơ hội, việc xây dựng vùng nguyên liệu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu thị trường đã được các doanh nghiệp triển khai thực hiện.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt tiêu, chè, thủy sản, trái cây, chế phẩm từ ngũ cốc, cơm dừa… đã thâm nhập và có chỗ đứng tại thị trường Trung Đông – Châu Phi, nơi có hơn 30% dân số Hồi giáo.

Chứng nhận Halal là một trong những “giấy thông hành” vào khối thị trường này. Chứng nhận Halal kết hợp nhiều phương diện và nội hàm khác nhau, không chỉ dừng đơn thuần ở tiêu chuẩn chất lượng mà còn có ý nghĩa tín ngưỡng và tôn giáo rất cao. Do đó, để làm được đúng các sản phẩm và đi được vào đúng phân khúc thị trường thực phẩm Halal, cần phải có sự hiểu biết nhất định về kiến thức, văn hóa cũng như kiến thức tín ngưỡng. Đồng thời, minh bạch hóa thị trường Halal cũng như tiếp cận đúng đối tượng là việc làm cần thiết.

 

Làm thế nào để được chứng nhận Halal?

“Halal” theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc “được phép dùng”. Thuật ngữ này thường được dùng trong đời sống của người Hồi giáo để mô tả cái gì đó/ điều gì đó là được phép ăn/ uống/ sử dụng/ thực hiện.

Để được chứng nhận sản phẩm Halal, sẽ có quy những quy định nghiêm ngặc như sau:

Trước hết nguyên liệu, phụ gia, hóa chất sản xuất sản phẩm đó phải được chứng minh bằng các chứng từ, hồ sơ tin cậy có ghi rõ thành phần nguyên liệu.

Không được sử dụng cồn dưới mọi hình thức để cho trực tiếp vào sản phẩm.

Các nguyên liệu từ động vật bắt buộc phải có chứng nhận Halal của nguyên liệu đó.

Đặc biệt, toàn bộ dây chuyền sản xuất sản phẩm Halal phải tách biệt với các sản phẩm không Halal. Đối với công ty có dây chuyền sản xuất sản phẩm có thịt heo trong khuôn viên nhà máy, phải bố trí tách biệt hoàn toàn với dây chuyền sản phẩm Halal và phải có người Hồi giáo (1 người/1 ca sản xuất) tham gia quản lý sản xuất các sản phẩm Halal.

Các chương trình chứng nhận Halal

1. Chương trình chứng nhận Halal Jakim

Chứng chỉ Halal Jakim có thời hạn chứng nhận 1 năm.

Đối tượng áp dụng: thực hành áp dung cho tất cả các loại sản phẩm là thực phẩm, mỹ phẩm, nguyên liệu, dịch vụ,… đều được chứng nhận.

Phạm vi xuất khẩu: có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Indonesia và GCC.

2. Chương trình GCC

Chứng nhận GCC chỉ áp dụng cho đánh giá sản phẩm, thực phẩm.

Chương trình đánh giá và chứng chỉ GCC này chỉ áp dụng hiệu lực trong  thị trường GCC. Thị trường GCC bao gồm các nước Dubai-UAE, Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Bahrain, Yeme

Chứng nhận GCC có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp.

3. Chương trình chứng nhận Halal Mui

Chứng chỉ Halal Mui có giá trị 1 năm.

Chỉ đánh giá cho sản phẩm là nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc hương liệu.

Phạm vi xuất khẩu: Có giá trị xuất khẩu sang tất cả các nước. Ngoại trừ: Malaysia và GCC.

Quy trình chứng nhận Halal

Bước 1: Đăng ký chứng nhận Halal

Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận Halal và chọn chương trình chứng nhận phù hợp với thị trường xuất khẩu.

Lưu ý: Tùy vào thị trường xuất khẩu, Chất lượng Việt sẽ xác định chương trình chứng nhận phù hợp cho khách hàng theo 3 chương trình chứng nhận: Halal Jakim, GCC, Halal Mui.

 

Bước 2: Ký kết hợp đồng

Dựa theo thông tin khách hàng cung cấp, Chất Lượng Việt tiến hành xem xét đăng ký chứng nhận và thông báo cho khách hàng về chi phí chứng nhận. Hợp đồng chứng nhận được ký kết sau khi hai bên thống nhất các thỏa thuận chứng nhận.

 

Bước 3: Đánh giá hồ sơ (giai đoạn 1)

Đánh giá hồ sơ tại doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp các hồ sơ theo yêu cầu để đánh giá sơ bộ trước khi đánh giá giai đoạn 2.

 

Thủ tục hồ sơ giai đoạn 1 bao gồm:

Hồ sơ giới thiệu công ty (bao gồm cả sơ đồ tổ chức).

Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.

Các giấy phép hoạt động (nếu có).

Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận.

Các kết quả thí nghiệm sản phẩm chứng nhận.

Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có).

Các hồ sơ chứng minh thành phần, nguyên liệu, phụ gia không chứa bất kỳ thành phần nào là Haram.

Chất Lượng Việt sẽ đánh giá các hồ sơ và thông báo đến doanh nghiệp để bổ sung thông tin còn thiếu (nếu cần). Tổng thời gian cho việc đánh giá giai đoạn 1 là không quá 90 ngày kể từ sẵn sàng cho việc đánh giá giai đoạn 1 (đủ các điều kiện: hợp đồng đã được ký kết, đã gửi hồ sơ giai đoạn 1, đã tạm ứng 30% giá trị hợp đồng). Nếu quá thời hạn này, hồ sơ được xem là không hợp lệ.

 

Bước 4: Đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất (giai đoạn 2)

Chương trình đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn Halal chuẩn quốc tế: MS 15000:2019, GSO 2055-1, MUI,…

Mục đích đánh giá giai đoạn là kiểm tra tính phù hợp của sản phẩm được chứng nhận với các quy định về Halal để cấp chứng chỉ.

 

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ – Cấp chứng chỉ Halal

Sau khi hoàn thiện cuộc đánh giá và có kết luận, khắc phục lỗi đánh giá (nếu có), doanh nghiệp gửi đầy đủ bằng chứng cho đơn vị chứng nhận và đợi nhận giấy chứng nhận.

Sau khi được chứng nhận, doanh nghiệp phải luôn luôn duy trì tính hiệu lực của tiêu chuẩn Halal.

Hy vọng qua bài viết chia sẻ quy trình tư vấn chứng nhận Halal này, bạn sẽ hiểu được làm thế nào để chứng nhận Halal và nắm được các bước thực hiện đăng ký chứng nhận Halal chi tiết.

Nguồn: Viet Quality

Biên tập:: Vietnamarab Team

Tags