Lưu ý khi xuất khẩu sang Maroc

Lưu ý khi xuất khẩu sang Maroc

Thương vụ Việt Nam tại Maroc khuyến cáo, DN Việt Nam khi nhận được đơn đề nghị đặt hàng từ DN Maroc cần tìm hiểu chính xác thông tin, hồ sơ, giấy phép kinh doanh, cũng như đàm phán các điều khoản hợp đồng chặt chẽ…

luu y khi xuat khau sang maroc

Những năm gần đây, quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Maroc có sự tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, năm 2019, Bộ Công Thương và Bộ Công nghiệp, Đầu tư, Thương mại và Kinh tế số Maroc đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp và Bản ghi nhớ về thành lập Tiểu ban hợp tác về thương mại và công nghiệp vào tại thủ đô Rabat của Maroc. Đây là khung cơ sở để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại hai nước lên tầm cao mới.

Với nhu cầu đa dạng, yêu cầu kỹ thuật vừa phải, hiện nhiều mặt hàng của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Maroc như: Cà phê, hạt tiêu, điện thoại và linh kiện, máy tính, dệt may, giày dép, sắt thép các loại, cao su, giấy và sản phẩm giấy... Trong đó, các mặt hàng XK chính là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng hải sản... Ngược lại, các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Maroc gồm: Phân DAP, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hóa chất, dầu mỡ động, thực vật, tân dược, hàng hải sản.

Tuy nhiên, Thương vụ Việt Nam tại Maroc lưu ý các DN Việt khi nhận được đơn đề nghị đặt hàng nào đó thì cần tìm hiểu chính xác thông tin, hồ sơ, giấy phép kinh doanh của DN đó, cũng như đàm phán các điều khoản hợp đồng chặt chẽ, nhất là điều khoản thanh toán cần đảm bảo tính ràng buộc để giảm thiểu rủi ro.

Cảnh báo này được đưa ra khi mới đây, Công ty FISHERLAB SARL, địa chỉ ở 13 AHMED EL MAJJATI RES ALPES ETG01 N ° 08 MAARIFCASABLANCA 20100, Giám đốc là Mr Khalid, có biểu hiện không trung thực trong giao dịch nhập khẩu. Công ty này đã đưa ra nhiều yêu sách với bên XK và trốn tránh trách nhiệm thanh toán theo hợp đồng đã ký kết. Đồng thời, có biểu hiện cấu kết với ngân hàng chi nhánh để lảng tránh nghĩa vụ thanh toán.

Thủ đoạn của công ty này là nhập 1-2 lần đầu số lượng ít, thanh toán đầy đủ để tạo niềm tin. Sau đó, đề nghị ký hợp đồng lớn và trở mặt với lý do chất lượng hàng không đảm bảo, đòi trả lại tiền... Đã có một công ty của Việt Nam gặp trục trặc do bán hàng nhựa nguyên liệu cho DN này.

 

Nguồn: congthuong.vn

Biên tập: VietnamArab.net

Nguồn:

Biên tập::

Tags